Cơ sở khoa học của tính Nhịp Điệu

Nhịp điệu

Nhịp điệu chỉ sự nhịp nhàng, tốc độ động tác ổn định (hoặc nhanh chậm hợp lý) và mức độ thuần thục khi thực hiện hoạt động vận động. Nhịp điệu có tương quan mật thiết đối với cảm giác vận động, tốc độ và sự linh hoạt, ở mức độ nào đó nhịp điệu là nhân tố có tính bẩm sinh, nhưng thông qua tập luyện vẫn có thể nâng cao được nhịp điệu.

Một số test về tính Nhịp Điệu

Dưới đây là một số test tham khảo, không đặc thù cho từng môn.

a). Kiểm tra nhịp điệu (xếp loại)

  • Mục đích: Đánh giá khả năng lặp lại nhịp điệu biết trước.
  • Trang thiết bị: Máy gõ nhịp, đồng hồ tính thời gian.
  • Phương pháp kiểm tra: Máy gõ nhịp phối âm với tốc độ mỗi phút 60 lần, 120 lần và 180 lần, sao cho mỗi 10s có 10, 20, 30 lần gõ. Trước khi kiểm tra, để người thực hiện nghe thử 1 lần nhịp âm của từng loại nhịp điệu (20-30s), sau đó yêu cầu người được kiểm tra thực hiện bước chân tại chỗ theo nhịp trên trong điều kiện không có âm thanh của máy gõ nhịp. Người kiểm tra ghi lại số bước trong 10 giây.
  • Phương pháp đánh giá: số bước sai trong mỗi 10s của từng loại nhịp điệu, số lần sai càng ít, thành tích càng tốt (bảng dưới).
  • Những điều chú ý: Cần ghi chính xác số bước chân.

Bảng:  Tiêu chuẩn xếp loại kiểm nghiệm nhịp điệu

Tổng số lần sai

Xếp loại

Tổng số lần sai

Xếp loại

Tổng số lần sai

Xếp loại

2 – 0

Giỏi

7 – 5

Trung bình

> 10

Kém

4 – 3

Tốt

9 – 8

Thấp

 b). Kiểm tra nhịp điệu lập lại tổ hợp động tác

  • Mục đích kiểm tra: Đánh giá khả năng nhịp điệu.
  • Trang thiết bị: Đồng hồ bấm giây.
  • Phương pháp kiểm tra: Đầu tiên cho người thực hiện một tổ hợp động tác đã nắm vững (tổ hợp động tác võ, thể dục…), ghi lại thời gian hoàn thành. Sau đó yêu cầu VĐV thực hiện lại và so sánh nhịp điệu, xác định khoảng thời gian chênh lệch giữa 2 lần. Đơn vị đo là giây.
  • Những điều chú ý: ⑴ Tổ hợp động tác ở hai lần phải giống nhau; ⑵ Người kiểm tra cần có khẩu lệnh “chuẩn bị”, “bắt đầu” đồng thời bấm giờ và dừng đồng hồ ở cùng 1 động tác kết thúc.