Cơ sở khoa học của Sức Nhanh
Cơ sở khoa học của sức nhanh
Là khả năng vận động với tốc độ cao của động tác cơ thể, là nội dung quan trọng của tuyển chọn theo tố chất vận động. Sức nhanh có sự khác biệt giữa 2 giới tính, thường thì nam nhanh hơn nữ. Sức nhanh phát triển cùng với sự tăng của tuổi trong giai đoạn sinh trưởng phát dục, tuy nhiên nữ sau 16 và nam sau 17 tuổi, tốc độ phát triển sức nhanh giảm dần, về cơ bản ngừng phát triển. Người ta phân biệt 3 hình thức cơ bản biểu hiện sức nhanh:
- Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động
- Tốc độ động tác đơn (với lượng đối kháng bên ngoài nhỏ)
- Tần số động tác
Phân loại sức nhanh trong vận động:
- Sức nhanh phản ứng vận động đơn giản
- Sức nhanh phản ứng vận động phức tạp
- Sức nhanh tần số động tác
Các yếu tố – điều kiện để phát huy sức nhanh:
Đặc điểm thần kinh – tâm lý: sự nỗ lực ý chí của VĐV; mức độ hưng phấn cao và dạng thần kinh linh hoạt;
Đặc điểm giải phẫu – sinh lý: Tỷ lệ sợi cơ nhanh IIa cao; Số lượng cơ tham gia lớn; Cấu trúc hình thái cơ thể phù hợp; Năng lực phối hợp giữa các nhóm cơ phát động và đối kháng hợp lý;
Mối quan hệ giữa các tố chất: Quan hệ giữa các tố chất là dương tính, trong đó sức mạnh có ý nghĩa cao trong việc đảm cho yêu cầu tăng tốc.
Từ phân tích trên đã cho thấy: sức nhanh có độ di truyền rất cao, phụ thuộc nhiều các yếu tố bẩm sinh di truyền, tuy nhiên vẫn có thể biến đổi dưới tác động của tập luyện và thi đấu. Đây là cơ sở khoa học quan trọng cần được quan tâm trong tuyển chọn, cũng như huấn luyện các tố chất vận động cho VĐV. Trong tuyển chọn, để đánh giá sức nhanh thường tiến hành kiểm tra các nội dung sau:
a). Tốc độ phản ứng (thời gian phản ứng)
Tốc độ phản ứng là chỉ khả năng phản ứng trả lời nhanh của con người đối với các loại tín hiệu kích thích (âm thanh, ánh sáng, tiếp xúc…). Tốc độ phản ứng có liên quan mật thiết với trạng thái chức năng của thần kinh và khả năng điều khiển của thần kinh cơ. Trong kiểm tra tuyển chọn rất khó tiến hành kiểm tra tốc độ phản ứng một cách độc lập, mà thường liên quan mật thiết với tốc độ động tác hoặc động tác bắt đầu sau phản ứng như “thị – vận động” hoặc “thính – vận động” để kiểm tra thời gian phản ứng.
b). Tốc độ động tác đơn
Tốc độ động tác là khả năng của cơ thể hoặc một bộ phận cơ thể hoàn thành nhanh một động tác nào đó. Các nhân tố như tốc độ co cơ và tốc độ phản ứng trả lời của cơ, tần số các động tác đơn, khả năng phối hợp giữa các nhóm cơ phát động và đối kháng… là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tốc độ động tác. Tốc độ động tác không chỉ có thể kiểm tra kết hợp với tốc độ phản ứng mà còn có thể kiểm tra riêng lẻ như: phương pháp kiểm tra số lần thực hiện một động tác hoặc một tổ hợp động tác nào đó của VĐV trong một đơn vị thời gian, hay kiểm tra xác định thời gian để VĐV hoàn thành một động tác hoặc một tổ hợp động tác… Cần chú ý, động tác kỹ thuật chính xác, thành thục sẽ có lợi cho việc phát huy tốc độ động tác.
Là khả năng di chuyển nhanh của con người trong một đơn vị thời gian. Dựa vào hình thức di chuyển có thể chia tốc độ di chuyển thành: tốc độ di chuyển đường thẳng, tốc độ di chuyển đường vòng và tốc độ di chuyển con thoi; Căn cứ theo mối quan hệ với hướng di chuyển có thể chia thành: tốc độ di chuyển đơn hướng và tốc độ di chuyển biến hướng. Hiện nay, đa số sử dụng tốc độ di chuyển đường thẳng để kiểm tra, còn các dạng tốc độ di chuyển khác được gộp trong nội dung kiểm tra tố chất linh hoạt hay khả năng phối hợp vận động mang đặc tính chuyên môn. Trọng lượng cơ thể quá lớn hoặc tỷ lệ mỡ quá cao sẽ ảnh hưởng tới tốc độ di chuyển.
Một số test về Sức Nhanh
Dưới đây là một số test tham khảo, không đặc trưng cho từng môn.
a). Thời gian phản ứng vận động (ms)
- Mục đích kiểm tra: Kiểm tra khả năng phản ứng thị – vận động.
- Trang thiết bị: Bục đo lực 3 chiều (thiết bị SC241) kết nối với máy hiện sóng và máy đo phản ứng, đèn tín hiệu màu đỏ.
- Phương pháp kiểm tra: Người thực hiện đứng giữa bục, trùng gối, đầu gối và mũi chân nằm trên mặt phẳng vuông góc, người hơi đổ về trước, 2 tay buông tự nhiên, mắt nhìn thẳng về phía đèn tín hiệu màu đỏ. Ngay khi máy hiện sóng bắt đầu hoạt động, đèn tín hiệu phát sáng, người thực hiện lập tức bật nhảy, máy hiện sóng sẽ ghi lại giao động của động tác này. Thời gian từ khi máy hiện sóng bắt đầu hoạt động tới khi bắt đầu thực hiện động tác là thời gian dẫn truyền thần kinh từ cơ quan cảm giác của mắt tới trung khu vận động, sau đó chuyển từ trung khu tới các nhóm cơ, gọi là “thời gian dẫn truyền thần kinh”. Thời gian từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc động tác gọi là “Thời gian co cơ”, kết hợp 2 loại thời gian này tạo thành “Thời gian phản ứng vận động”, thực hiện 2 lần, lấy thành tích cao nhất.
- Những điều chú ý: Khi bật nhảy duỗi thẳng gối, yêu cầu nhanh chóng rời khỏi vạch xuất phát, không đòi hỏi độ cao bật nhảy.
b). Tần suất đạp chân (lần/10giây)
- Mục đích kiểm tra: Kiểm tra đánh giá tần số và tính nhịp điệu động tác chi dưới.
- Trang thiết bị: Máy đo lực 3 chiều (SC421).
- Phương pháp kiểm tra: Người thực hiện đứng trên máy đo lực, điều chỉnh độ cao của bục lên xuống sao cho mặt bục ngang bằng với khe khớp gối. Người thực hiện ngồi trên bục, mép trước của bục ở vị trí giữa đùi, 2 chân buông tự nhiên, bàn chân tiếp xúc mặt thảm, hai tay buông tự nhiên. Thực hiện: sau tín hiệu “bắt đầu”, thực hiện đạp bàn chân liên tục lên thảm đo lực, khi đó máy hiện sóng cũng bắt đầu chạy, tốc độ 100 vòng/giây, ghi lại trong 20s. Khi nghe thấy tín hiệu “kết thúc” thì dừng lại. Trên giấy hiện sóng bỏ đi 1 giây đầu và 1 giây cuối, sau đó tính số lần thực hiện được trong 5 giây đầu tiên và 5 giây cuối cùng.
- Những điều chú ý: Khi thực hiện không được chống tay vào bục, chân không nâng quá cao làm giảm tốc độ, trước khi đo được thử 2-3 phút.
c). Tại chỗ nâng cao đùi 10s (lần)
– Mục đích kiểm tra: Đánh giá tố chất tốc độ và tiềm năng tốc độ bẩm sinh của VĐV.
- Trang thiết bị: Đồng hồ bấm giây
- Phương pháp kiểm tra: VĐV đứng thẳng tại chỗ, khi nghe thấy hiệu lệnh “bắt đầu” thì thực hiện chạy nâng cao đùi tại chỗ, người kiểm tra đếm số lần thực hiện nâng đùi trong 10s.
- Những điều chú ý: Khi nâng đùi, đùi với thân người tạo thành góc 900, chân chống đất duỗi thẳng.
- Thử nghiệm linh hoạt thần kinh-cơ (bit/s)
- Mục đích kiểm tra: Đánh giá tốc độ phản ứng của hệ thần kinh và trạng thái chức năng của cơ cổ tay.
- Trang thiết bị: Đồng hồ bấm giây, bút chì, một tờ giấy có cạnh 20×20 cm chia thành 4 ô vuông bằng nhau.
- Phương pháp kiểm tra: Sau khi nghe thấy hiệu lệnh “chuẩn bị – bắt đầu” thì thực hiện chấm bút vào ô thứ nhất trong 10s. Sau 10s ra hiệu lệnh chuyển, tiếp tục thực hiện chấm vào ô thứ 2 trong 10s, thực hiện như vậy cho hết 4 ô x 40s. Sau đó dùng bút chì vẽ nối các điểm chấm và đếm số dấu chấm. Thành tích là số điểm chấm/ 1ô vuông. Trung bình VĐV đạt được 70 điểm/10s. Ngoài ra, có thể căn cứ vào số điểm ở các ô khác nhau để phân tích: Nếu thành tích kém dần chứng tỏ độ ổn định không tốt, tính linh hoạt chức năng giảm; Nếu thành tích tăng dần sau từng ô, chứng tỏ nhập cuộc chậm.
e). Thời gian phản ứng của tay và chân (s)
- Mục đích kiểm tra: Đánh giá thời gian phản ứng của tay, chân.
- Trang thiết bị: thước tính thời gian chuyên biệt hoặc 1 thước thẳng bình thường, bàn và ghế.
- Phương pháp kiểm tra
⑴ Kiểm tra phản ứng của tay: người thực hiện ngồi, duỗi thẳng tay vượt qua mặt bàn khoảng 5cm, ngón cái và ngón trỏ tách ra cách nhau khoảng 2cm, mặt trên của 2 ngón tay ngang vạch số 0, thước nằm giữa khe ngón trỏ và ngón cái (hình dưới). Khi nghe hiệu lệnh “chuẩn bị”, người thực hiện quan sát kỹ vạch số 0, khi thước rơi xuống, nhanh chóng dùng tay nắm bắt thước. Mặt trên của ngón cái ở vạch nào thì đó là thành tích kiểm tra.
⑵ Kiểm tra phản ứng của chân: người thực hiện đặt bàn chân lên mặt bàn, gót chất tỳ vào mặt bàn, mũi chân cách mép bàn 5cm, nửa bàn chân trước cách tường 2.5cm. Người kiểm tra đặt thước đo áp sát vào tường, sao cho mép trên của ngón chân cái ngang bằng với vạch 0 của thước đo. Khi người kiểm tra hô “chuẩn bị”, người thực hiện quan sát kỹ thước đo, khi thước đo bắt đầu rơi xuống thì nhanh chóng dùng nửa bàn chân trước đè giữ thước vào tường. Mép trên ngón cái ngang bằng với vạch nào của thước đo thì đấy là thành tích kiểm tra. Thực hiện 5 lần, lấy thành tích trung bình của 3 lần cao nhất, đơn vị đo là giây.
- Những điều cần chú ý: ⑴ Không để người thực hiện phát hiện ra quy luật thời gian từ khi “chuẩn bị” tới khi thước rơi xuống. ⑵ Người thực hiện phải nhìn vào thước, không được nhìn người kiểm tra, không được thực hiện động tác bắt giữ thước trước khi thước rơi. (3) Thử vài lần để làm quen.
Sử dụng 1 thước gỗ thẳng, vạch các giá trị thời gian lên thước theo độ dài như bảng dưới đây:
Bảng chia khắc độ thước đo thời gian phản ứng tự tạo.
Thời gian (s) | Khoảng cách (cm) | Thời gian (s) | Khoảng cách (cm) | Thời gian (s) | Khoảng cách (cm) | Thời gian (s) | Khoảng cách (cm) |
0.05 | 1.225 | 0.14 | 9.64 | 0.23 | 25.921 | 0.32 | 50.176 |
0.06 | 1.764 | 0.15 | 11.025 | 0.24 | 28.224 | 0.33 | 53.361 |
0.07 | 2.401 | 0.16 | 12.544 | 0.25 | 30.625 | 0.34 | 56.664 |
0.08 | 3.136 | 0.17 | 14.161 | 0.26 | 33.124 | 0.35 | 60.025 |
0.09 | 3.969 | 0.18 | 15.876 | 0.27 | 35.721 | 0.36 | 63.504 |
0.1 | 4.9 | 0.19 | 17.698 | 0.28 | 38.416 | 0.37 | 67.081 |
0.11 | 5.929 | 0.2 | 19.6 | 0.29 | 41.209 | 0.38 | 70.756 |
0.12 | 7.056 | 0.21 | 21.609 | 0.3 | 44.1 | 0.39 | 74.529 |
0.13 | 8.281 | 0.22 | 23.716 | 0.31 | 47.089 | 0.4 | 78.4 |
f). Chạy 30m, 50m, 60m, 100m XPC (s)
- Mục đích kiểm tra: Đánh giá tốc độ di chuyển. Cự ly ≤ 60m – đánh giá sức mạnh tốc độ; cự ly 100m – đánh giá sức bền tốc độ.
- Trang thiết bị: Sân điền kinh tiêu chuẩn hoặc đường chạy có độ dài tối thiểu 100m với 4 làn chạy độ rộng 1.22-1.25m. đồng hồ bấm giây.
- Phương pháp kiểm tra: Người thực hiện đi giầy đinh, mỗi nhóm không ít hơn 2 người, sử dụng kỹ thuật chạy xuất phát cao. Thành tích (giây).
- Những điều chú ý: yêu cầu tốc độ tối đa, khi bất kỳ bộ phận nào của thân người vượt qua mặt phẳng đứng so với vạch đích thì dừng đồng hồ.
g). Tần số bước chạy
- Mục đích kiểm tra: Đánh giá tốc độ động tác chi dưới, phản ánh tiềm năng tốc độ bẩm sinh của VĐV.
- Trang thiết bị: Sân điền kinh tiêu chuẩn hoặc đường chạy có độ dài tối thiểu 100m với 4 làn chạy có độ rộng 1.22-1.25m, đồng hồ bấm giây.
- Người thực hiện đứng sau vạch xuất phát khoảng 20m, trợ lý đo thời gian đứng cách vạch xuất phát khoảng 2-3m. Ở thời điểm người thực hiện chạy qua vạch xuất phát, thì trợ lý đo thời gian ra ký hiệu phất cờ, người bấm giờ bấm thời gian chạy 30m. Một trợ lý khác đứng ở khoảng giữa của cự ly 30m, đo cự ly của 2 bước chạy và chia cho 2 để xác định bình quân độ dài bước chạy. Đồng thời lấy 30m chia cho độ dài bình quân bước chạy để thu được số bước chạy, ghi lại số bước và thời gian chạy vào biên bản kiểm tra. Phương pháp tính toán: Tần số bước = tổng số bước chạy/thời gian chạy.
– Những điều chú ý: Tăng tốc độ chạy tối đa ngay khi bắt đầu.
h). Ném cầu lông đi xa
– Mục đích kiểm tra: Đánh giá tốc độ động tác và sức mạnh bộc phát chi trên của VĐV.
- Trang thiết bị: Thực hiện trong nhà tập, vẽ một vạch giới hạn trên mặt sàn, một số quả cầu lông tiêu chuẩn, bột phấn trắng.
- Phương pháp kiểm tra: người thực hiện nhúng đầu quả cầu vào bột phấn trắng, tay cầm đầu quả cầu và đứng sau vạch giới hạn, tại chỗ dùng lực tay và vai thực hiện ném cầu đi xa. Khi ném, cho phép 1 chân rời đất nhưng không được phép bật nhảy hoặc vượt qua vạch giới hạn, thực hiện 2 lần lấy thành tích tốt nhất. Đo khoảng cách từ vạch giới hạn tới điểm quả cầu tiếp đất, lấy m là đơn vị đo, lấy chính xác tới 1/100.
Những điều cần chú ý: ⑴ trước khi ném cầu không được cố ý bóp cầu; ⑵ nhà tập cố gắng đảm bảo không có gió; ⑶ Sau khi ném cầu nếu bật nhảy hoặc vượt qua vạch giới hạn là phạm quy..