Kĩ thuật xử lí bóng

Xử lí bóng bao gồm nhiều giai đoạn nhưng là kĩ thuật cơ bản nhất của môn bóng rổ.

– Xử lí bóng bao gồm 3 nội dung chính:

+ Kiểm soát bóng.

+ Nhồi bóng.

+ Dẫn bóng di chuyển.

Kiểm soát bóng.

Kiểm soát bóng

Điểm tiếp xúc bóng

Hai tay ôm bóng, điểm tiếp xúc với bóng là các đầu ngón tay, phần chai tay và các phần lồi của bàn tay.

Lòng bàn tay mở rộng tự nhiên, ngón cái và ngón trỏ tạo thành hình chữ V. Hai lòng bàn tay hướng vào nhau. Cổ tay linh hoạt có thể bẻ vào trong hay hướng ra ngoài theo ý muốn. Tiếp xúc bóng bằng một tay thì điểm tiếp xúc ở trên đỉnh và giữa quả bóng.

Nhồi bóng

– Tư thế đứng:

Hai chân rộng bằng vai hoặc hơn vai một chút, mũi chân hướng thẳng về phía trước, phần đùi và cẳng chân tạo góc 45 độ hoặc 30 độ tùy theo tỉ lệ cơ thể. Lưng thẳng, vai thả lỏng thoải mái.

 Đối với tư thế chân trước sau : Chân trước hướng thẳng, đầu gối hơi khuỵu, bàn chân sau tạo góc 45 độ, duỗi thẳng tự nhiên.

– Khi bắt đầu nhồi bóng tại chỗ, vị trí nhồi bóng là trước phần mũi chân đối với hai chân song song, đối với hai chân trước sau thì bóng song song với chân trước.

Điểm tiếp xúc của bóng khi nhồi bóng là ở trên đỉnh và trung tâm của quả bóng.

Lưu ý khi nhồi bóng thì bóng không nên nảy quá đầu gối, trọng tâm luôn hạ thấp để điều khiển bóng dễ hơn.

 

Dẫn bóng di chuyển.

– Di chuyển không bóng có 5 hình thức bao gồm đi, chạy, nhảy, quay người, dừng.

+Đi: Đi bộ trong bóng rổ bằng hai chân hơi co gối để có thể tăng tốc bất ngờ.

+Chạy: Bao gồm hai hình thức là chạy biến tốc và chạy đổi hướng.

*Chạy biến tốc thực hiện bằng cách trong 4 đến 5 bước đầu tiên thực hiện ngắn và đột ngột, tốc độ chạy tăng lên nhờ sự tăng dài của bước chạy.(biên độ chân và tần số bước chân).

*Chạy đổi hướng khi thực hiện cần đạp mạnh chân đứng trước theo hướng ngược lại với hướng chuyển động, thân người nghiêng hẳn về hướng chuyển động đã định.

+Nhảy: Có hai hình thức là dậm nhảy 2 chân và dậm nhảy bằng 1 chân.

*Dậm nhảy hai chân, khi chuẩn bị khuỵu nhanh gối hai tay đưa từ trên xuống dưới ra sau trọng tâm thấp, đầu ngẩng cao. Thực hiện nhảy duỗi mạnh hai chân, thân vươn, hai tay đưa ra trước hoặc lên trên.

*Nhảy giậm một chân thường được sử dụng khi có đà, bước chạy đà cuối cùng là dài hơn các bước chạy lúc trước. Khi thực hiện chân giậm nhảy hơi gập gối , trụ chắc chuyển lực từ gót sang mũi chân, chân kia lăng đà mạnh lên ra trước. Ở trên không trung thì khép hai chân lại với nhau và thẳng chân. Tiếp đất bằng hai chân.

+Dừng:Nhảy dừng và hai bước dừng.

*Nhảy dừng thực hiện một bước giậm nhảy tiếp xúc đất bằng hai chân sau đó thực hiện các động tác khác như bắt bóng, nhảy ném rổ…

*Hai bước dừng thực hiện khi đang chạy, chân lăng đưa ra trước sau đó chuyển sang chân trụ và thực hiện dừng. Sử dụng trong tranh cướp bóng, bắt bóng, áp rổ.

+Quay người:Quay trước và quay sau 180 độ.

 

– Di chuyển với bóng bao gồm 2 hình thức là Dẫn bóng cao (tầm bóng nảy từ gối lên nhưng không cao quá đầu) và Dẫn bóng thấp (từ gối trở xuống).

+Tư thế chuẩn bị:

Hai gối khuỵu, trọng tâm thấp, thân hơi ngả về phía trước và nghiêng về phía tay dẫn bóng. Bàn tay xòe rộng tự nhiên, cánh tay cổ tay và các ngón tay thả lỏng cầm bóng ở phía tay dẫn.

+Khi dẫn bóng: Điểm rơi của quả bóng ở phía trước thân mình và ở bên cạnh đường chạy.

Dẫn bóng tiến lên trước thì điểm tiếp xúc ở trên đỉnh và sau bóng, dẫn sang phải thì tiếp xúc trên đỉnh và bên trái quả bóng và ngược lại.

Xem các kĩ thuật khác tại đây