Cơ sở khoa học của Sức Bền
Cơ sở khoa học của sức bền
Sức bền là khả năng khắc phục mệt mỏi của cơ thể hoặc một bộ phận của cơ thể trong hoạt động vận động với thời gian tương đối dài. Sức bền chịu ảnh hưởng tổng hợp của 2 nhóm nhân tố: bẩm sinh và tập luyện. Trong thời kỳ sinh trưởng phát dục, sức bền phát triển theo tuổi. Nam khoảng 20 tuổi, nữ khoảng 18 tuổi về cơ bản đã đạt tới trình độ cao nhất và được duy trì trong thời gian tương đối dài, sau đó giảm dần, sức bền của nam tốt hơn nữ.
Các nhân tố ảnh hưởng: Năng lực của hệ thống tim mạch, hô hấp, đặc điểm hệ máu và cấu trúc sợi cơ (tỷ lệ sợi cơ chậm cao); Cường độ hưng phấn của quá trình thần kinh và khả năng chịu đựng kích thích nhiều lần của vỏ đại não; Mức độ chính xác, thành thục động tác và trình độ huấn luyện chuyên môn về thể lực… đều có ảnh hưởng lớn tới tố chất sức bền.
Phân loại tố chất sức bền: Có thể chia thành: sức bền tuần hoàn và sức bền cơ bắp, trong đó sức bền tuần hoàn lại được chia thành sức bền ưa khí và sức bền yếm khí. Sức bền yếm khí được biểu hiện dưới dạng sức bền tốc độ và sức mạnh bền, là khả năng duy trì lâu dài 1 hoạt động của cơ thể trong điều kiện ô xy không được cung cấp đầy đủ.
Sức bền cơ bắp chủ yếu thể hiện thông qua khả năng duy trì hoạt động trong thời gian dài của cơ xương (cơ vân), còn sức bền tuần hoàn được thể hiện thông qua trạng thái tổng hợp của chức năng tim – phổi và hoạt động của các nhóm cơ tham gia vận động.
Một số test về Sức Bền
Dưới đây là một số test tham khảo, không đặc trưng cho từng môn.
a). Co giữ tay trên xà đơn (s)
- Mục đích kiểm tra: Đánh giá sức bền tĩnh của các nhóm cơ tay.
- Trang thiết bị: Xà đơn, ghế đẩu, đồng hồ bấm giây.
- Phương pháp kiểm tra: Người kiểm tra đứng trên ghế đẩu, 2 tay song song rộng bằng vai, bàn tay nắm ngược vào xà, co gập toàn bộ khớp khủy sao cho cằm ngang với mép trên xà đơn, sau đó 2 chân dời ghế, thực hiện dùng lực giữ cơ thể ở tư thế duỗi thẳng. Khi chân người thực hiện rời ghế, bắt đầu bấm thời gian. Khi đỉnh đầu của người thực hiện hạ (tụt) thấp hơn so với mép trên của xà thì dừng đồng hồ. Thành tích tích bằng giây.
- Những điều chú ý: Sau khi chân của người thực hiện rời khỏi ghế, nhanh chóng kéo ghế ra sau đồng thời chú ý bảo hiểm cho người được test.
b). Nằm ngửa co gối thực hiện ngồi gập bụng (lần)
- Mục đích kiểm tra: Đánh giá sức bền nhóm cơ lưng bụng.
- Trang thiết bị: Thước gỗ thẳng.
- Phương pháp kiểm tra: Người thực hiện nằm ngửa, co hai chân, gối kẹp thước gỗ, sau đó duỗi 2 chân cho tới khi thước gỗ rơi xuống thì dừng lại, hai tay đan sau gáy. Khi thực hiện co gối gập bụng, luân phiên dùng cùi trỏ tay phải chạm vào đầu gối bên trái và cùi trỏ tay trái chạm vào đầu gối bên phải, cố gắng thực hiện tới khi không thể thì dừng lại.
- Đánh giá: Tính số lần hoàn thành đúng động tác, số lần càng nhiều chứng tỏ sức bền cơ lưng bụng càng tốt.
- Những điều chú ý: Hai bàn chân phải hoàn toàn chạm đất, khoảng cách hai chân và mông phải cố định, không được dịch chuyển trong quá trình thực hiện động tác; Khi nằm mu bàn tay phải chạm thảm, khi ngồi dậy cùi trỏ chạm gối.
c). Nằm sấp co duỗi chân 1 phút (lần)
- Mục đích kiểm tra: Đánh giá lực chống của tay, sức mạnh bền của nhóm cơ lưng bụng và nhóm cơ đùi.
- Trang thiết bị: Mặt đất bằng phẳng, đồng hồ bấm giây.
- Phương pháp kiểm tra: Người thực hiện hai tay đặt cách mũi chân khoảng 25cm tạo thành tư thế ngồi co gối, sau khi nghe hiệu lệnh, thực hiện duỗi 2 chân ra sau thành tư thế nằm sấp chống tay, sau đó nhanh chóng thu chân về vị trí ban đầu, hoàn thành 1 lần. Thành tích là tổng số lần thực hiện/1 phút.
- Những điều chú ý: ở tư thế nằm sấp chống tay, 2 chân phải thẳng, lưng không được cong võng. Khi thực hiện thu chân về vị trí ngồi co gối, mũi chân không được cách xa tay chống quá 25cm.
d). Nằm sấp chống đẩy (lần)
Mục đích kiểm tra: Đánh giá sức bền cơ tay và đai vai.
Trang thiết bị, phương pháp kiểm tra: xem thử nghiệm nằm sấp chống đẩy. Đánh giá: số lần thực hiện chính xác, càng nhiều càng tốt.
e). Thời gian chạy 800m, 1000m, 1500m, 3000m (phút.giây)
- Mục đích kiểm tra: Đánh giá sức bền tốc độ.
- Trang thiết bị: Sân điền kinh tiêu chuẩn, đồng hồ bấm giây.
- Phương pháp kiểm tra: Thực hiện theo luật điền kinh. Thành tích tính bằng phút và giây, lấy chính xác tới 1/10.
- Những điều chú ý: cự ly chạy trên 1000m có thể lấn làn.
f). Thử nghiệm chạy 9 phút hoặc 12 phút (Test Cooper, m)
- Mục đích kiểm tra: Đánh giá sức bền tuần hoàn (ưa khí).
- Trang thiết bị: Sân điền kinh, sau mỗi 10m có kẻ một vạch mốc, đồng hồ bấm giây.
- Phương pháp kiểm tra: Người thực hiện đứng sau vạch xuất phát, khi nghe thấy hiệu lệnh thì lập tức xuất phát, sử dụng tốc độ tối đa có thể duy trì chạy trong 9 hoặc 12 phút. Thành tích tính bằng m cự ly chạy được.
- Những điều chú ý: khởi động kỹ, nỗ lực trong quá trình chạy.
g). Ngồi xổm giữ thăng bằng (s)
- Mục đích kiểm tra: Đánh giá sức bền tĩnh của VĐV.
- Trang thiết bị: Đồng hồ bấm giây.
- Phương pháp kiểm tra: Người thực hiện đứng 2 chân rộng bằng vai, trùng gối ở tư thế ngồi xổm, khớp gối tạo thành góc 900, 2 tay đưa thẳng ra trước, người thực hiện bấm đồng hồ cho tới khi người thực hiện không đảm bảo được những yêu cầu thì dừng đồng hồ. Thành tích tính bằng giây.
- Mục đích kiểm tra: Đánh giá sức mạnh bền, sức bền tốc độ nhóm cơ chi dưới và nhóm cơ lưng bụng của VĐV.
- Trang thiết bị: Đồng hồ bấm giây, mặt đất bằng phẳng có độ dài tối thiểu là 50m, vẽ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 45m (nam) hoặc 37m (nữ), trên đó vẽ các vạch ngang nét đứt, mỗi vạch cách nhau 2.25m (nữ: 1.85m), tổng cộng 19 vạch để giúp VĐV nắm bắt được nhịp điệu.
- Phương pháp kiểm tra: Tại chỗ thực hiện bật cóc về phía trước 20 lần liên tục hết cự ly quy định, tính thời gian. Mỗi người thực hiện 2 lần, lấy thành tích cao nhất.
Những điều chú ý: ⑴ Bật nhảy 2 chân cùng lúc, trước khi bật tiếp bước sau, hai chân không được di chuyển về trước, nếu không sẽ bị tính là 1 bước; ⑵ Quá trình bật không được dừng nghỉ.